Khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện cho rêu mốc phát triển, cũng là nguyên nhân chính của việc thấm ẩm. Thế nhưng dù đã sơn thấm chống ẩm trong nhà và quét xi măng bên ngoài nhưng tường nhà vẫn có hiện tượng thấm? Lý do tại sao? Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia của Tota Paint giải đáp dưới đây nhé.
1, Tường thấm là do sơn chống thấm trong nhà sai quy trình
Sơn chống thấm trong nhà phải đảm bảo thi công đúng chuẩn kỹ thuật thì sơn chống thấm mới hoàn toàn phát huy tác dụng. Trước khi sơn nhà cần xử lỹ kỹ bề mặt tường và vệ sinh bề mặt tường loại bỏ các rêu mốc hay lớp sơn thừa. Bên cạnh đó cần đảm bảo rằng bề mặt cần sơn chống thấm khô, nhẵn mịn không có các vết nứt hay lồi lõm và không có bụi bẩn. Chỉ cần một trong các yếu tố trên không được đảm bảo thì tường nhà đều có thể bị thấm ẩm.
– Sau đó thi công theo hệ thống sơn phủ tiêu chuẩn có dùng chất chống thấm: 1 lớp sơn lót, 2 lớp chất chống thấm và 2 lớp sơn phủ.
– Sau khi sơn xong chờ 6-8 tiếng để bề mặt tường hoàn thiện đanh chắc là có thể hoàn thành các quy trình sơn nhà chống thấm hiệu quả.
2, Do pha trộn sơn chống thấm trong nhà sai kỹ thuật
Tỷ lệ pha trộn chất chống thấm là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự chống thấm của bề mặt tường. Gia chủ phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề pha trộn sơn chống thấm trong nhà.
Với trường hợp sử dụng chất chống thấm đi kèm sơn phủ
Trong trường hợp sử dụng chất chống thấm đi kèm sơn phủ, cần trộn chất chống thấm với xi măng pooc lăng mác cao theo tỷ lệ nhất định như được chỉ dẫn. Thông thường, với 0,5L nước/1kg xi măng/1kg Dulux Weathershield chất chống thấm.
Nếu sử dụng chất chống thấm với xi măng tinh
Nếu gia chủ dùng xi măng tinh, nên pha trộn theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là với 1 bao bột chống thấm 20kg nên dùng đúng 20kg xi măng tinh.
-Dùng cân cân đúng khối lượng xi măng tinh (không áng chừng, không đổ trực tiếp vào thùng sơn pha trộn)
– Hòa xi măng đã đong vào thùng nước sạch, đánh kỹ. Đảm bảo xi măng tan hết không vón cục và tạo thành một dung dịch sền sệt ( hồ dầu hay xi dầu)
– Cho từ từ dung dịch hồ dầu vào thùng sơn chống thầm theo đúng khối lượng đã đong, dùng dụng cụ khuấy đều đảm bảo không vón cục, không tách lớp.
– Sau khi trộn đều từ 5 đến 10 phút cho thành phần keo chất phụ gia và xi măng quện lẫn vào nhau rồi mới được đem đi thi công
3, Tường thấm do sơn chống thấm trong nhà khi chưa đạt độ khô chuẩn
Khi tường chưa đạt độ khô chuẩn mà tiến hành sơn chống thấm trong nhà, sau một thời gian hơi ẩm trong tường thoát ra ngoài làm bong tróc lớp sơn tường. Đó là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thấm ẩm.
Khi thi công sơn chống thấm trong nhà cần lưu ý những điều sau:
– Không thi công sơn chống thấm Dulux khi trời mưa hoặc trong môi trường ẩm ướt;
– Thi công lớp sau khoảng 6 – 8 giờ sau khi thi công lớp trước;
– Sơn chống thấm trong nhà đạt độ cứng tuyệt đối sau 7 ngày. Vì vậy, trong 7 ngày sau khi sơn nên tránh đụng chạm đến bề mặt sơn để khô và chắc không tạo các vết nứt.
4, Sơn chống ẩm trong nhà không hiệu quả do vết nứt tường, nứt cổ trần
Các vết nứt chính là nơi hơi nước tích tụ và thấm vào bên trong tường xi măng. Nếu để lâu ngày không khắc phục thì nước thấm qua tường bên ngoài vào bên trong tạo thành các mảng loang lổ, nhất là vào những ngày trời nồm. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng tường không có vết nứt trước khi tiến hành thi công sơn chống thấm trong nhà.
5, Thấm tường do ban công, sàn nhà vệ sinh hoặc phần mái sân thượng bị thấm xuống
Đặc trưng của những khu vực trên là những môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước . Vì vậy nếu không được chống thấm ngay từ ban đầu thì nó sẽ nhanh chóng bị thấm và tệ hơn là thấm qua cả các khu vực khác. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng như thấm trần nhà, loang lổ sơn tường hay ẩm sàn nhà. Lúc này toàn bộ kết cấu công trình của bạn đều bị ảnh hưởng, sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa, khắc phục. Chính vì vậy hãy tham khảo thêm và cẩn thận trước khi bắt tay vào sơn chống thấm trong nhà.
6, Sơn chống ẩm trong nhà mà vẫn bị ẩm do hút nước từ dưới nền đất, chân tường
Những vị trí chân tường hoặc nền thường có hiện tượng thấm nước và nấm mốc, đặc biệt là các khu vực ẩm như nhà tắm – nhà bếp, chân tường nơi có nền đất ẩm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
– Bản chất của hồ dầu, vữa xi măng là hấp thụ nước, đặc biệt, hồ dầu, vữa xi măng càng cũ thì khả năng hút và thấm nước càng mạnh. Vì thế, trong điều kiện nước và hơi ẩm nhiều, chúng sẽ hút và đưa 1 phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại giữ lại chân tường và gây thấm nước, nấm mốc.
– Quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường, người thợ không sử dụng đủ vữa xi măng, gây nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.
– Bỏ qua công tác chống thấm tường ngay từ đầu, đến khi phát hiện thì tình trạng đã nghiêm trọng, tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục, sửa chữa.
7, Chọn sai loại sơn chống thấm trong nhà
Gia chủ không thể dùng sơn chống thấm ngoại thất cho nội thất và ngược lại. Với mỗi khu vực lại có một tính chất khác nhau, vì thế sơn chống thấm cũng ra đời với nhiều tính năng khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Đối với sơn chống thấm ngoài trời thì trong chất sơn có nồng độ nhựa acrylic cao hơn để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết. Còn đối với sơn chống thấm trong nhà nồng đồ này thấp hơn và thêm một số công dụng như khả năng diệt khuẩn hay chống rêu mốc… Hãy xác định đúng loại sơn mình cần và mua đủ số lượng cho khu vực cần sơn chống thấm.
8, Thấm do bản chất nguyên vật liệu sơn chống thấm trong nhà
Thấm do tường không được trát xi măng hoặc trát không đủ chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra tường bị thấm. Mặc dù đã sử dụng sơn chống thấm trong nhà nhưng sau một thời gian vẫn bị thấm ngược lại. Có thể giải thích là sơn chống thấm có thể chống thấm được là nhờ có gốc xi măng và gốc nhựa Acrylic Styren, Nhưng gốc nhựa này chỉ có độ bền từ 3-5 năm tùy điều kiện thời tiết. Chính vì vậy, sau khoảng 4 năm gia chủ nên sơn chống thấm trong nhà cho toàn bộ công trình của mình để có lớp bảo vệ tốt nhất.