Thiết bị thông minh
Hãy tưởng tượng, bạn là một nhạc trưởng và mọi thiết bị trong ngôi nhà (từ rèm cửa, hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, máy lạnh, …) là thành viên của bản giao hưởng cuộc sống mà bạn sẽ điều khiển mỗi ngày, chỉ bằng một chiếc điện thoại…
Theo đánh giá của hãng nghiên cứu Gartner, công nghệ Smart Home có thể góp tới 1,9 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2020. Cùng với đó, những năm gần đây, thế giới cũng được chứng kiến cuộc chiến nóng hổi trên mặt trận mạng và thiết bị nhà ở thông minh của các đại gia công nghệ: Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của hãng, Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng nhà thông minh HomeKit…
Trên một mặt trận khác, các ông lớn bất động sản đã không còn dừng lại ở việc ưu ái cho “vị trí đắc địa” – yếu tố được coi là lợi thế bất di bất dịch của các dự án. Thêm vào đó, họ dành nhiều tâm sức hơn để trau chuốt vào chất lượng, dịch vụ và cải tiến hệ thống tiện ích bằng việc áp dụng công nghệ thông minh vào thiết kế cũng như khâu quản lý, vận hành. Những phát minh và thương vụ bạc tỷ của các đại gia công nghệ nhanh chóng trở thành lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của các dự án bất động sản trên toàn thế giới.
Trong đó, công nghệ thông minh đã trở nên thông dụng và tạo ra những chuyển biến tích cực trên thị trường địa ốc, nổi bật nhất tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á được các chuyên gia dự đoán là “khu vực bùng nổ” tiếp theo của xu hướng này.
Hòa mình với thiên nhiên
Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở châu Á theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện. Với tổng lượng bụi mịn ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Trong thời kỳ ô nhiễm đáng báo động như hiện nay, việc phát triển kiền trúc xanh trong xây nhà ngày càng được quan tâm.
Đây có thể nói đây là “ngôi nhà cây”, với thiết kế có 1-0-2 cùng các loại cây được trồng san sát bên trong và xung quanh nhà. Mỗi ô cửa sổ quanh nhà đều được trồng cây um tùm nhờ vậy ngôi nhà luôn mát mẻ và tránh được ánh nắng mặt trời.
Bên trong ngôi nhà với hệ thống cây xanh cũng đồ sộ không kém, không gian giúp gia chủ luôn cảm thấy thoải mái và mát mẻ, không khí xung quanh này cũng được thanh lọc thường xuyên nhờ cây xanh, rất có lợi cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số in 3D trong xây dựng
Loại hình độc đáo này chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng đang dần được áp dụng tại Châu Âu. In 3D trong xây dựng có hai cách hoạt động là in cả một căn nhà thành một khối và in từng bộ phận sau đó lắp ráp. Việc in nguyên căn nhà kiểu này khá phức tạp về giai đoạn lắp đặt máy in sao cho bao quát được cả ngôi nhà nhưng bù lại ngôi nhà sẽ rất chắc chắn vì là một khối hoàn chỉnh, không cần mối ghép, lại đỡ tốn nhân sự lắp ráp sau này.
Việc xây nhà bằng máy in 3D được thực hiện bằng cách sử dụng các máy in 3D cỡ lớn “xây” một căn nhà ở được rộng 38 mét vuông chỉ trong 24h. Căn nhà 3D này bao gồm các chi tiết tường, khung cửa sổ, cửa đi, sàn, mái nhà và dây điện. Chi phí để xây dựng căn nhà siêu nhanh này mất 10.134 USD.Nhờ chiếc “máy in nhà” này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực, môi trường cũng phần nào giảm bớt ô nhiễm từ khói bụi xây dựng.
TotaPaint hy vọng rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều ứng dụng thông minh được áp dụng vào đời sống, song song với đó là các phát minh xây dựng bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng được ra đời, giúp không khí trong lành và nâng cao chất lượng đời sống của con người.