1. Đánh giá tính khả thi kinh doanh sơn tường
Trước khi kinh doanh sơn hay bất cứ sản phẩm dịch vụ nào khác điều đầu tiên phải khảo sát xem nó có khả thi hay không bằng cách hỏi bạn bè, người thân. Khảo sát địa điểm mình muốn kinh doanh xem ở đó có thật sự có nhu cầu hay không? Và bao nhiêu cơ sở kinh doanh mặt hàng mình định kinh doanh? Và họ kinh doanh thương hiệu nào? Dòng nào? Giá cả trung bình là bao nhiêu? Sau dó bạn ước lượng thu nhập bình quân của khu vực đó khoảng bao nhiêu? Có phù hơp với mục tiêu kinh doanh của mình?
2. Lựa chọn hãng sơn để kinh doanh
Hôm nọ tôi có lang thăng trên một diễn dàn gặp lời mời chào mở đại lý sơn của một công ty sơn với chiết khấu cực cao lên đến 60-70%. Đạt doanh số cuối năm sẽ được thưởng từ 10-20%, tôi bắt đầu cảm thấy hơi hoang mang ức lượng nếu bán đủ doanh số, ví dụ như tôi bán được doanh số 2 tỉ và ít nhât tôi được hưởng 1,5 tỉ lợi nhuận trừ đi hết chi phí tôi cũng lời được 1 tỉ con số quá khủng. Phía dưới bài viết có vô số bình luận “Tôi đang có nhu cầu tư vấn giúp qua số 09xxxx”, rất nhiều để lại số điện thoại, địa chỉ với mong muốn khởi nghiệp làm giàu. Nếu chưa bao giờ kinh doanh bạn dừng vội hãy từ từ, từng bước, từng bước cho chắc.
Nói về thị trường sơn Việt Nam có hàng NGÀN hãng sơn to, bé khác nhau. Nhưng Tota Paint xin chia nó làm 3 loại như sau:
Loại 1: Hãng sơn thương hiệu nổi: Alzokobel (Dulux, Maxilite), 4Orange (Mykolor, Spec, Boss và Expro), Jotun, Nippon, Toa, Kova, Kansai.
Loại 2: Hãng sơn có tuổi đời lâu năm trong ngành sơn: Jymec, Bạc Tuyết, Đại Bàng, Alex..
Loại 3: Sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, hãng sơn này có giá rẻ đi đôi với chất lượng kém nhưng chiết khấu rất cao.
Có 3 yếu tố để bạn chọn hãng sơn phù hợp:
-
Về thương hiệu
– Chọn những thương hiệu sẽ là một lợi thế cực lớn, vì hình ảnh thương hiệu, quảng cáo, người tiêu dùng đã biết rõ, họ dể dàng mua hàng và dón nhận. Nhưng bạn sẽ bị cạnh tranh nội bộ rất cao, từ các đại lý đã bán hãng sơn này từ trước và bị áp dung số bán khá cao. Vậy nên bạn hãy tham dò kỹ khu vực mình bán nếu thương hiệu này bán quá nhiều bạn nên chọn một giải pháp khác mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn hơn.
-
Về chất lượng
– Bạn muốn tồn tại lâu dài sản phẩm của bạn phải thật chất lượng, người tiêu dùng mới tin tưởng và sử dụng sản phẩm bạn bán. Đặc biệt là các chủ thầu xây dựng, họ muốn sử dụng loại sơn chất lượng để đảm bảo uy tín cho mình.
– Để đánh giá chất lượng, đừng nghe theo tư vấn vì họ chỉ giỏi “chém” thôi, tốt nhất “trăm nghe không bằng một thấy”, tất cả hãng sơn điều cung cấp sản phẩm dùng thử cho bạn, bạn hãy chuẩn bị mặt bằng và thử nghiệm hãng sơn bạn định kinh doanh để đánh giá chất lượng hãng đó như thế nào? Nếu có kinh nghiệm hãy nhờ một người thợ có kinh nghiệm và bạn tin tưởng nhất để đánh giá chất lượng hãng sơn đó nhé!
-
Chiết khấu
– Lợi nhuận chính là yếu quyết định nên hay không nên kinh doanh mặt hàng này, kinh doanh vực đầu tiên nghĩ đến nên là lợi nhuận. Mức chiết khấu của các hãng sơn chênh lệch nhau khá nhiều vì vậy bạn nên căn nhắc mức chiết khâu nào phù hợp.
3. Nên làm nhà phân phối hay đại lý cấp 1, cấp 2?
Nhiều bạn chưa có kinh trong lĩnh vực sơn nhưng khi làm rất máu, đã làm thì làm tới bến, mở là phải mở đại lý sơn cấp 1, hay nhà phân phối cho nó hoành tráng. Nhưng đây là một sai lầm lớn và không hợp lý tí nào, trong lĩnh vực sơn các đại lý được hưởng chiết khâu khác nhau hoàn toàn, nghĩa là họ bán càng nhiều chiết khấu càng cao và ngược lại. Mặt khác bạn phải bỏ số tiền lớn để ôm hàng, đánh mất nhiều phí cơ hội.
Nếu mới bắt đầu hãy bắt đầu làm nhỏ thôi, sau khi đã có kinh nghiệm hãy nên đầu tư lớn! Hãy từ từ mà chắc. Rồi sau khi đã có kinh nghiệm mở đại lý sơn rồi, đã hiểu được làm sao bán được hàng? Phương pháp bán hàng? … Mấy bác hãy đầu tư lớn nhé.
4. Mở đại lý sơn cần bao nhiêu tiền
Bạn đang định mở đại lý sơn nhưng không biết cần bao nhiêu vốn để kinh doanh sơn? Hãy cùng Tota Paint từng bước thiết lập và xác định ngân sách cần phải bỏ ra nhé!
# Xác định thị trường bạn sẽ ngắm đến như thế nào? Thị trường cao cấp hay bình dân… Từ đó bạn xác định được lượng vốn đầu tư mặt bằng cũng như số vốn yêu cầu của hãng sơn
# Nhu cầu thị trường của khu vực đó, nếu xem xét nhu cầu của thị trường cao bạn có thể đạt lượng hàng lớn hoặc ít tùy vào nhu cầu của thị trường để dự doán dự nguồn tiền để nhập hàng
# Mức vốn ban đầu bỏ ra từ trang thiết bị, cơ sở vật chất tiền thuê mặt bằng…
# Mức vốn lưu động để kinh doanh tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ bạn phải dự báo mức nợ tối đa khách hàng có thể nợ bạn từ đó tính ra số tiền lưu động, dự trù
# Mức lợi nhuận mà một thương hiệu sơn mang lại là bao nhiêu? và dự doán số hàng nhập về sẽ bán bao lâu và lợi nhuận như thế nào?
# Khả năng chịu được mức doanh số của mình
Trên thực tế và theo kinh nghiệm của Tota Paint, để mở một đại lý sơn nước để kinh doanh bạn cần phải có một lượng vốn ban đầu từ 50 triệu đến 100 triệu hoặc có thể cao hơn tùy vào quy định của nhà sản xuất sơn.
Hi vọng qua bài viết trên, Tota Paint đã cung cấp cho những ai đã và đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh sơn một cái nhìn tổng quan về thị trường, chi phí và chiến lược cơ bản. Tota Paint hi vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức nền tảng này để vạch định một kế hoạch xa hơn.